Chắc hẳn ai cũng từng nghe đến những bài thuốc từ những bộ phận của cây chuối hột nhưng chuối hột có tác dụng gì thì vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ. Bài viết dưới đây của THPT Thanh Khê sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn toàn diện về chuối hột và những công dụng tuyệt vời của nó nhé.
Chuối hột là gì?
Chuối hột hay còn gọi là chuối chát có tên khoa học là Musa balbisiana Colla, là cây có nguồn gốc từ cây dại.
Bạn đang xem bài: Chuối Hột Có Tác Dụng Gì Và 4 điều Phải Lưu ý Khi Sử Dụng
Chuối hột chủ yếu được phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào, Malaixia,… Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, hoặc đồng bằng miền trung.
Lá được sử dụng nhiều, quả khi chín ăn được và hạt thì có thể làm thuốc. Là loại cây ưa ẩm ướt, dễ sống và dễ phát triển tốt. Hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem chuối hột có tác dụng gì nhé.
Các loại chuối hột
Thông thường chuối hột sẽ được chia làm 2 loại chính và cũng là 2 loại được trồng phổ biến nhất chính là chuối hột trồng vài chuối hột rừng.
Mách bạn cách để phân biệt 2 loại chuối hột này một cách nhanh nhất và chính xác nhất nhé. Đầu tiên là dùng cảm quan bằng mắt thường thì quả chuối hột rừng thường bé hơn so với chuối hột trồng.
Quả chuối hột rừng kích thước lúc trưởng thành chỉ to hơn ngón tay cái một chút, vỏ chuối mỏng ít thịt và nhiều hột bên trong.
Trong khi, quả chuối hột trồng đạt kích thước trưởng thành quả có thể to hơn cái chén, nhiều thịt ít hạt hơn so với chuối rừng.
Nếu xét về mùi vị thì chuối hột rừng khi chín ăn vẫn còn vị hơi chát và khó ăn. Mùi vị thơm hơi ngọt trong khi chuối hột trồng khi chín ăn có vị ngọt cũng có mùi thơm tuy nhiên không thơm bằng chuối hột rừng.
Thành phần dinh dưỡng có trong chuối hột
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì chuối hột có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời và chứa nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong đó có cả vitamin, protein, kali, phốt pho và magie,…
Trong chuối hột có chứa lượng calo dồi dào nhưng hàm lượng nước thấp. Ngoài ra, chuối hột còn cung cấp một nguồn vitamin C tuyệt vời cho hệ miễn dịch không chỉ cho người lớn mà còn cho cả trẻ em.
Chuối hột có tác dụng gì?
Chuối hột có tác dụng gì với sức khỏe nói chung?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu cho hay chuối hột mang đến cho sức khỏe con người rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
- Chữa sỏi thận
- Chữa bệnh tiết niệu
- Chữa đái tháo đường
- Chữa huyết áp cao do bệnh thận
- Chữa bệnh hắc lào
- Chữa cảm nắng, sốt
- Chữa đau bụng kinh niên
- …
Rượu chuối hột có tác dụng gì?
Rượu chuối hột là một trong những phương pháp sử dụng chuối hột để chữa bệnh phổ biến nhất trong dân gian.
Nếu bạn chưa biết thì chuối hột ngâm rượu không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe của con người. Cùng đi sâu tìm hiểu xem rượu chuối hột có tác dụng gì nhé.
- Giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị tình trạng biếng ăn, kén ăn ở người trung niên.
- Điều trị tình trạng đau lưng và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp an thần hiệu quả.
- Bổ thận lợi tiểu và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận.
- Giúp điều trị các bệnh như cảm sốt, hắc lào,…
- Hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý cho nam giới.
Nước chuối hột có tác dụng gì?
Không chỉ có rượu chuối hột mà nước chuối hột cũng được xem là một loại thuốc chữa bệnh hiệu quả được dân gian ta lưu truyền lâu nay.
Nước được sắc từ thân và lá chuối hột theo nghiên cứu cho thấy là có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng.
Nước hãm củ chuối hột uống làm mát, tiêu khát, giải độc, kích thích tiêu hóa hiệu quả.
Lá bắc và hoa chuối hột sắc uống để làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc. Uống chuối hột cũng có tác dụng chữa đái tháo đường, viêm thận, tăng huyết áp.
Chuối hột rừng có tác dụng gì?
Theo như bạn đã biết thì chuối hột thường được chia làm chuối hột trồng và chuối hột rừng.
Tuy nhiên chuyên gia có nhận định rằng chuối hột rừng thường sẽ có công dụng tốt hơn so với chuối hột trồng. Vậy chuối hột rừng có tác dụng gì?
- Cầm máu và trị đau nhức răng cực hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày các cấp độ.
- Hỗ trợ điều trị chứng ho ra máu và làm mát phổi.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
- Hỗ trợ ổn định lượng đường huyết.
Quả chuối hột có tác dụng gì?
Quả chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.
Quả chuối hột xanh cắt đôi lấy nhựa bôi chữa hắc lào hoặc đem quả phơi, sấy khô tán nhỏ, rây bột mịn, dùng uống hàng ngày chữa viêm loét dạ dày.
Bắp chuối hột có tác dụng gì?
Bắp chuối hột đem xắt nhỏ rồi làm thành gỏi hoặc luộc ăn vào sẽ giúp tăng lượng sữa sạch cho sản phụ sau khi sinh đồng thời cũng có tác dụng điều trị chứng táo bón.
Lưu ý nên luộc kỹ để loại bỏ vị chát vốn có của bắp chuối sẽ dễ ăn hơn. Nếu uống nước bắp chuối thì có tác dụng giúp thải độc và làm mát cơ thể hiệu quả.
Hoa chuối hột có tác dụng gì?
Hoa chuối hột cũng được sử dụng khá nhiều và thường sẽ được thái nhỏ, luộc lên hoặc làm thành nộm ăn để tăng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh con cũng như hỗ trợ điều trị chứng táo bón cho người cao tuổi, người trung niên rất hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Củ chuối hột có tác dụng gì?
Vậy củ chuối hột có tác dụng gì? Củ chuối hột cạo vỏ, rửa sạch, cắt miếng, giã nát, ép lấy nước uống chữa cảm nóng, sốt cao, háo khát, mê sảng.
Còn nếu kết hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, thái nhỏ và sắc với nước có thể chữa ho ra máu hoặc chữa kiết lỵ ra máu.
Hạt chuối hột có tác dụng gì?
Hạt chuối hột đem đi ngâm rượu uống mỗi ngày trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ thì có tác dụng giảm đau, tiêu sưng, chữa đau lưng, chân tay nhức mỏi, thấp khớp.
Theo lưu truyền thì một số người còn cho rằng dùng hạt chuối hột rang giòn, giã nát, rây bột mịn rồi pha với nước uống như uống trà sau 1 tháng sẽ có thể chữa sỏi thận.
Vỏ chuối hột có tác dụng gì?
Theo dân gian thì vỏ quả chuối hột sau khi phơi khô, sao hơi vàng, tán bột trộn với quế chi, cam thảo cũng tán thành bột uống với nước ấm chữa đau bụng kinh niên.
Lá chuối hột có tác dụng gì?
Nước được sắc từ thân và lá chuối hột có tác dụng lợi tiểu chữa phù thũng. Lá bắc và hoa chuối hột sắc uống làm thuốc bổ, mát phổi, tiêu độc.
Bột chuối hột có tác dụng gì?
Bột chuối hột là sản phẩm có được sau khi tán nhỏ quả chuối hột sau khi thái mỏng, phơi khô.
Vì vậy bột chuối hột cũng có tác dụng chữa những bệnh giống như quả chuối hột như: Hỗ trợ chữa trị chứng sỏi thận, bàng quang, chữa đái tháo đường hoặc chữa hắc lào,…
Cách sử dụng chuối hột
Chữa sỏi thận
Chữa sỏi thận là một lợi ích thường được người đời nhắc đến của chuối hột.
Vậy bạn đã biết cách chữa sỏi thận bằng chuối hột hay chưa? Nếu chưa tại sao không tham khảo bài thuốc được chia sẻ dưới đây của chúng tôi?
Chuối hột già, thái mỏng sau đó phơi khô rồi sao vàng hạ thổ, sau đó sắc với nước cho đến khi cạn lại chỉ còn 1/3 là được.
Lưu ý là hãy uống lúc còn nóng khi ăn no xong nhé.
Đơn giản hơn cũng có thể hãm như hãm trà để uống thay nước mỗi ngày. Chăm chỉ uống trong vòng 1 tháng thì sỏi thận sẽ tan ra và được tống ra ngoài theo đường tiểu tiện.
Chữa sỏi tiết niệu
Chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho hạt chuối hột đã tán nhỏ vào đun với nước dưới lửa nhỏ đến khi vơi đi chỉ còn 1/3 là được. Kiên trì uống từ 2 – 3 tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa tiểu đường
Để chữa bệnh tiểu đường thì một bài thuốc đơn giản và thông dụng nhất chính là dùng chuối hột ngâm với rượu trong suốt 1 tháng.
Mỗi lần chỉ nên uống 1 ly nhỏ trước bữa ăn, ngày uống 2 lần để có được hiệu quả rõ rệt nhất.
Chữa huyết áp cao
Với những người bị cao huyết áp thì hãy dùng chuối hột sắp chín thái lát mỏng, phơi khô trong nhiều nắng.
Kết hợp cùng củ ráy rừng gọt vỏ, thái lát, ngâm ngập trong nước gạo đặc 2 giờ, rửa sạch, phơi khô, sao nhỏ lửa. Sau đó đem tất cả đi sắc cùng 3 chén nước đến khi chỉ còn lại 1 chén là được.
Chữa tăng mỡ máu
Để chữa tăng mỡ máu thì chúng ta cần đem chuối hột phơi khô, rồi sao vàng hạ thổ và đem sắc với 3 chén nước đến khi chỉ còn lại 1 chén là được.
Mỗi lần uống một chén và chỉ nên uống khi còn đang no để không làm ảnh hưởng đến dạ dày.
Cách ngâm rượu chuối hột
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Chuối hột, tốt nhất là chuối hột rừng
- Rượu 40 – 45 độ
Cách ngâm rượu chuối hột ngon:
Chuối hột phải thật chín, thái mỏng, phơi nắng trong điều kiện đảm bảo vệ sinh thực phẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của rượu, lưu ý là chuối hột phơi càng khô càng ngon.
Rượu được sử dụng để ngâm phải là rượu trắng, không pha tạp mà người ta vẫn thường gọi là rượu cốt với nồng độ 40 – 45 độ.
Bước đầu tiên là xếp chuối hột vào bình thủy tinh, lưu ý là chuối nên chiếm 1/3 lọ, sau đó đổ rượu vào đầy 2/3 lọ, còn lại 1/3 phần trống để chuối có không gian nở ra về sau.
Tiếp theo là đậy nắp thật kín để không khí không lọt vào sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian ủ rượu, theo một số chia sẻ thì sau 3 tháng là có thể sử dụng nhưng nếu để càng lâu thì rượu sẽ càng thơm và ngon hơn.
Rượu chuối hột thường được dùng để hỗ trợ điều trị sỏi thận, đái tháo đường, đau lưng, nhức mỏi xương khớp, tráng dương, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, bồi bổ cơ thể,…
Các lưu ý khi sử dụng chuối hột
Mặc dù chuối hột mang lại cho con người rất nhiều lợi ích nhưng trên thực tế nó cũng tồn tại những điểm cần lưu ý mà bạn cần phải biết để tránh những tác hại không đáng có đến sức khỏe của người sử dụng.
Đó là những điều gì? Cùng tìm hiểu nhé.
- Bệnh nhân bị đau dạ dày không nên sử dụng thuốc từ chuối hột rừng quá đặc. Để tránh tình trạng này thì hãy pha loãng với nước đun sôi để nguội, chia nhỏ và uống thành nhiều lần trong ngày.
- Những người bị huyết áp nên lưu ý khi sử dụng rượu ngâm chuối hột, không nên quá lạm dụng.
- Không dùng chuối còn xanh, rất dễ gây táo bón và ngộ độc.
- Dùng nồi, ấm bằng sứ hoặc nồi đất để đun thuốc, không nên dùng đồ bằng kim loại.
Trên đây là những bật mí của THPT Thanh Khê để giúp bạn trả lời câu hỏi chuối hột có tác dụng gì. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để THPT Thanh Khê có động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Tổng hợp