Đề thi đáp án vào 10

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2022 – có đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2022 – có đáp án

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm học 2022-2023 cập nhật nhanh và chính xác. Tải đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị.

Cập nhật đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Trị năm học 2022-2023 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Bạn đang xem bài: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2022 – có đáp án

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2022

Đang cập nhật…

Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Trị sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi. 

  • Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Quảng Trị 2022
  • Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2022
  • Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 2022 Quảng Trị
  • Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Trị
  • Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 Quảng Trị

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2021

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2021 chính thức sẽ được chúng tôi cập nhật vào ngày 3/6/2021 ngay sau khi kết thúc thời gian thi. 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN

Khóa ngày 3 tháng 6 năm 2021

Môn thi: Ngữ văn (Dành cho tất cả thí sinh)

Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho chúng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha, “mình vì mọi người, mọi người vì mình” chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là “bệ đỡ” quan trọng, là nền tảng cho mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Không ai có thể phát triển mà không quan tâm đến người xung quanh, không chia sẻ.

Lòng trắc ẩn cũng phải “có đi có lại”, nghĩa là sự chia sẻ, gắn kết trên tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình. Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.

(Nguồn: http://tuoitre.vn)

Câu 1 (1,0 điểm). Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ là gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Tìm 01 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về nghĩa của các cụm từ đi một mình và đi cùng nhau trong câu văn: Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khó, a muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm).

Hoạt động từ thiện đang trở thành vấn đề nóng” trong đời sống cộng đồng vào thời gian gần đây. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-25 dòng), chia sẻ quan điểm của em về cách làm từ thiện có ý nghĩa.

Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt rửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa.

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

(Sang thu – Hữu Thinh – SGK Ngữ văn 9, tập 2 – Tr.70)

Hết

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Quảng Trị 2021

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ ở tình cảm, tấm lòng

Câu 2 .

Lời dẫn trực tiếp: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có một ý tưởng rằng Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.

Câu 3.

đi một mình: bạn tự bước trên con đường mà mình hướng tới, chịu mọi trách nhiệm và tự bản thân vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

đi cùng nhau: là bạn có người đồng hành để đi tới mục tiêu chung, và chắc chắn rằng khi đi cùng nhau thì quãng đường tới mục tiêu sẽ bớt xa hơn rất nhiều.

II. LÀM VĂN

Câu 1

Giới thiệu vấn đề: Từ thiện là một trong những phong trào đang trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhưng cách làm từ thiện có ý nghĩa chứ không phải chạy theo xu thế là một vấn đề khá là bất cập.

Bàn luận

Giải thích

– Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương (người).

– Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu thế.

Phân tích

– Vì sao cần làm từ thiện?

+ Xã hội chẳng thiếu những số phận bất hạnh.

+ Các cơ quan, tổ chức chỉ có thể hỗ trợ một bộ phận nhỏ đặc biệt là trong tình hình hiện nay: khi đại dịch hoành hành, thiên tai ….

+ Làm việc thiện trở thành một nếp sống quen thuộc, một nét sống đẹp của dân tộc ta.

+ Dẫn chứng

– Những ích nợi của việc từ thiện:

+ Họ nhận thấy tâm hồn mình được thoải mái hơn, nhẹ lòng hơn.

+ Có người thì họ không làm vì mình mà để phúc đức lại cho con cháu.

+ Họ chỉ mong muốn đóng góp một phần cho xã hội: để cuộc sống của những người bất hạnh được dịu đi.

+ Một xã hội tốt là một xã hội giàu lòng yêu thương, có nhiều người yêu thương nhau.

Phản đề: 

– Phê phán một lớp người trong xã hội còn vô cảm, dửng dưng, không biết quan tâm, sẻ chia…với những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội.

– Có những người chỉ làm từ thiện để lấy danh nghĩa, lấy sự nổi tiếng về cho bản thân chứ không xuất phát từ thực tâm thiện nguyện. Từ thiện là tốt nhưng từ thiện sai cách, sai đối tượng lại đem đến những điều phản tác dụng.

Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức được từ thiện là hành động tốt đẹp trong xã hội, thể hiện tình yêu thương của con người với đồng loại, là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ xã hội và phát triển đất nước.

– Hành động: Tuổi trẻ càng cần tích cực trong công tác từ thiện. Việc thiện thật ra không đòi hỏi nhiều tiền bạc và thì giờ, chỉ cần có một tấm lòng.

Kết thúc vấn đề:  Không có thứ gì trên đời buộc người ta phải làm việc thiện, hãy làm từ thiện sao cho thật có ý nghĩa.

Câu 2

Dàn ý

a) Mở bài

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

+ Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ quân đội, viết nhiều và viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.

+ Bài thơ Sang thu chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

b) Thân bài

* Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu

– Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se

+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.

* Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

– Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.

– Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu

– Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi.

=> Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời.

* Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

– Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn

– Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi

+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa

+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” – trạng thái của con người

+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

c) Kết bài

– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Nội dung: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.

+ Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

    Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Quảng Trị của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức. Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Trị cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Trị qua các năm.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị các năm trước

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2020

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    …Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất

    Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

    Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim

    Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

    Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

    Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:

    – Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm

    Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ.

    (Trích Bức tranh của tôi – Nguyễn Duy)

    Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và tiêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên.

    Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ gợi em nhớ đến những câu thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Quảng Trị

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2019

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

    (1) Cây dừa xanh toả nhiều tàu 
    Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
    Thân dừa bạc phếch tháng năm
    Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

    (2) Đêm hè hoa nở cùng sao 
    Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
    Ai mang nước ngọt, nước lành
    Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa…

    (Trích Cây dừa – Trần Đăng Khoa – Nguồn: https://www.thivien.net)

    Câu 1(1,0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?

    Câu 2(1,0 điểm). Phân tích ý nghĩa của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (1).

    Câu 3 (1,0 điểm). Chép lại câu thơ có sử dụng thành phần biệt lập trong khổ (2) và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Quảng Trị

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2018

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

    TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

    Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.

    Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

    (Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002)

    Câu 1. (0,5 điểm)

    Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2. (0,5 điểm)

    Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.”

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Quảng Trị

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2017

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

    Ta làm con chim hót 
    Ta làm một cành hoa
    Ta nhập vào hòa ca
    Một nốt trầm xao xuyến.

    (Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

    Câu 1. (1,0 điểm)

    Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên.

    Câu 2. (1,0 điểm)

    Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

    Câu 3. (1,0 điểm)

    Nêu nội dung chính của khổ thơ trên.

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2017 tỉnh Quảng Trị

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Quảng Trị năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 tại đây!

    Trích nguồn: THPT Thanh Khê
    Danh mục: Đề thi đáp án vào 10

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button