Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An năm 2022-2023 cập nhật nhanh. Tuyển tập đề vào 10 Nghệ An môn Văn qua các năm.
Mời bạn đọc tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2021 chính thức từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An kèm đáp án chi tiết được Đọc tài liệu cập nhật bên dưới.
Bạn đang xem bài: Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nghệ An có đáp án năm 2022
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Nghệ An 2022
Đang cập nhật…
Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Nghệ An sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi.
Xem thêm
- Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tại Nghệ An
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2022 Nghệ An
- Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 Nghệ An
- Đề thi vào lớp 10 môn tiếng Anh Nghệ An 2022
- Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Nghệ An 2022
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An năm 2021
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra trong thời gian tới. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn chính thức tỉnh Nghệ An 2021 sẽ được cập nhật ngay khi kỳ thi diễn ra ngày 03/06/2021.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Mỗi người chúng ta đều là một con chim làm tổ trên cây, bố mẹ chính là cây cổ thụ. Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh.
Nhưng chim luôn hướng tới bầu trời, tò mò về thế giới chưa biết. Chim non lớn sẽ rời khỏi tổ, thoảng lại biến mất, nhưng cây không thể đi theo, chỉ biết yên lặng chờ đợi nơi chốn cũ.
Nuôi dạy con cái là nhìn chúng ngày càng đi xa khỏi đời mình, người làm bố làm mẹ chỉ có thể đưa tiễn phía sau.
Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian. (…)
Cây vẫn chờ ở chỗ cũ, đợi cánh chim mỏi quay về, hết thảy xem như trời yên biển lặng, nhưng vòng tuổi mãi mãi vẫn luôn thay đổi.
Tôi nghĩ, hôm nay đã đến lúc về nhà.
(Trích Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi – Nhiều tác giả, Losedow dịch, NXB Thế giới, 2020, tr. 271)
Thực hiện các yêu cầu:
a. Chỉ ra từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm.
b. Tìm từ láy được sử dụng trong câu văn: Tiếng nói của họ là tiếng lá cây xào xạc trong gió, mái tóc bạc của họ là vòng tuổi được khắc bởi thời gian.
c. Em hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Cây che nắng cháy gió mưa, che chở chim non đến khi đủ lông đủ cánh?
d. Theo em, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích?
Câu 2. Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn…
Từ gợi ý trên, hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tính tự lập đối với giới trẻ.
Câu 3. Nghị luận văn học (5,0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trải bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lò cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72)
Hết
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2021 Nghệ An
Câu 1.
a. Từ làm phép nối để liên kết hai đoạn văn ở phần in đậm: “nhưng”
b. Từ láy: xào xạc
c. Cây chính là tượng trưng cho cha mẹ, bởi vậy ta có thể hiểu cha mẹ là mái ấm, là nơi che chở, sinh dưỡng và nuôi con khôn lớn trưởng thành, để con có thể tự tin bước vào cuộc sống của chính mình.
d. Các em tự lụa chọn thông điệp mà mình muốn nhất:
Gợi ý:
– Dù con có đi đâu chăng nữa thì bố mẹ luôn đợi con ở phía sau.
– Bố mẹ hãy cho con cái khoảng trời riêng của mình.
– ….
Câu 2.
Giới thiệu vấn đề: Tự lập là đức tính cần thiết và quan trọng trong mỗi cuộc sống.
Bàn luận
1. Giải thích
– Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác đặc biệt là bố mẹ của mình.
2. Bàn luận
– Biểu hiện của tính tự lập
+ Tự học mà bố mẹ không phải thúc giục
+ Hoàn thành mọi bài tập bằng sức của mình, không đi chép bài
+ Dám đưa ra ý kiến, quan điểm của mình
– Vì sao phải có tính tự lập?
+ Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.
+ Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.
+ Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động
+ Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.
+ Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.
+ Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển
– Hiện trạng tính tự lập trong giới trẻ hiện nay
+ Học sinh đang thiếu dần tính tự lập vì mọi chuyện đều có bố mẹ lo.
+ Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người biết sống tự lập, không phải chờ đợi, dựa dẫm vào những kết quả mà bố mẹ đã đưa sẵn, không chịu làm việc mà chỉ muốn hưởng.
– Bài học nhận thức và hành động
+ Chăm chỉ rèn luyện học tập
+ Giúp đỡ mọi người xung quanh cùng rèn luyện tính tự lập
Kết thúc vấn đề: Hãy rèn luyện để trở thành một người có tính tự lập vì “Có một ngày, bố mẹ sẽ già đi và chúng ta sẽ lớn…”
Câu 3.
a) Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:
+ Y Phương là một nhà thơ đặc trưng cho người dân tộc, thơ ông là tiếng nói được phát từ sâu thẳm trái tim, vừa gần gũi, giản dị nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
+ “Nói với con” là một bài thơ hay của Y Phương nói lên tình cảm thiêng liêng giữa cha và con. Bài thơ giống như lời chia sẻ, trò chuyện của một người đi trước với người đi sau, của một người cha dành cho đứa con máu mủ của mình, những kỷ niệm khó quên.
– Khái quát nội dung khổ 1: Người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên trong tình yêu thương,sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn
– Ngay từ những câu đầu tiên lời thơ đã giống như một lời tự sự:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
– Một đứa trẻ khi ngày từ khi được hình thành lên từ trong bụng mẹ đã mang rất nhiều tâm sự, yêu thương, bao bọc của những người thân yêu, của cha mẹ.
– Mở rộng lời bài hát “Nhật ký của mẹ” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung sáng tác có những câu sau: “Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời…” -> Đó chính là nỗi lòng yêu thương của bậc làm cha, làm mẹ dành cho hài nhi bé bỏng của mình.
– Hình ảnh một em bé chập chững biết đi những bước chân đầu tiên trên đường đời luôn được sự cổ vũ động viên từ những người thương yêu chính là cha mẹ.
=> Không khí gia đình tuy nhỏ bé nhưng thật ấm áp, êm đềm, hạnh phúc.
* Luận điểm 2: Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.
– Tác giả lại gieo vào lòng người đọc những tình cảm thân thuộc, tình cảm đồng bào, tình làng nghĩa xóm đầy quý mến, trân trọng.
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
– Tác giả kể về những kỷ niệm, những cánh rừng đầy hoa, những con đường thân thuộc gần gũi, giản dị, nhưng sâu sắc chứa đựng biết bao tình nghĩa.
“Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát”
– Động từ “ken, cài” ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào quê hương.
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
– Rừng núi quê hương đẹp, thơ mộng, trữ tình đã che chở nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
-> Tác giả muốn qua những câu thơ này để gợi nhớ cho con phải biết yêu thương xóm làng, yêu thương những con người gắn bó với mình, những người tuy không cùng chung dòng máu nhưng lại thân thiết hơn cả ruột thịt.
=> Đoạn thơ khẳng định con lớn lên trong sự nuôi dưỡng của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương bản làng.
* Đặc sắc nghệ thuật
– Từ ngữ giàu hình ảnh, sức gợi cảm.
– Cách nói phù hợp với người miền núi.
– Thể thơ tự do phóng khoáng, cụ thể, giàu sức khái quát, vừa mộc mạc nhưng giàu chất thơ.
– Các phép tu từ so sánh, điệp ngữ.
c) Kết bài
– Khái quát giá trị nội dung khổ 1 bài Nói với con
– Nêu cảm nhận của em.
Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước nhé:
Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 Nghệ An môn Anh qua các năm
Đề thi vào 10 môn Văn năm 2020 Nghệ An
Câu 1. Đọc hiểu (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Bông lau, sậy đẹp nhất là lúc đang tàn, lúc đang phai. (2) Dường như có vài thứ giống vậy, như mùa thu, pháo hoa, giao thừa, tiếng chuông chùa … lúc đẹp là lúc mất. (3) Chẳng hiểu đẹp để mất hay vì biết sẽ mất nên đẹp. (4) Gió chướng thông ngọn thì bông sậy lìa cây, vào khi ngọt ngào và mỹ miều nhất, rút lui, buông bỏ vào lúc vinh quang nhất. (5) Nên tôi, trong vai người đứng ngắm phải ngẩn ngơ nhớ tiếc. (6) Đôi lúc nghĩ, có người nào dám và được rời đi nhẹ nhõm như cái bông sậy nhỏ nhoi này?
(Trích Chập chờn lau sậy … – Nguyễn Ngọc Tư, Bánh trái mùa xưa, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 93,94)
a. Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn.
b. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2).
c. Tìm từ láy trong câu (6).
d. Em hiểu như thế nào về nội dung của đoạn văn?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nghệ An năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 năm 2019 môn Văn Nghệ An
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm.
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa…Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vối…chiều qua….cùng chiều.(Bà Tôi – Kao Sơn, dẫn theo nguồn http://baohinhbinh.org.vn)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ đồng nghĩa với từ hành khất.
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Nghệ An
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nghệ An 2018
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Trích Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn – Phạm Lữ, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.24)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.
Câu 3 (0,5 điểm). Nêu tên một biện pháp tu từ có trong những câu in đậm.
Câu 4 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nghệ An 2018
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2022 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 tại đây!
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Đề thi đáp án vào 10