Trong đời sống hiện đại như ngày nay, bệnh gout đang ngày càng trở nên phổ biến và là một điều đáng lo ngại với nhiều người. Tuy nhiên cho đến nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ bệnh gout là gì. Hãy cùng THPT Thanh Khê tìm hiểu một cách toàn diện nhất về căn bệnh này nhé.
Gout là gì?
Nhắc đến bệnh gout thì chắc nhiều người cho rằng đó chỉ là một bệnh thường gặp ở người thừa chất đạm nhưng bản chất thì có phải như vậy? Để trả lời cho câu hỏi gout là gì thì hãy theo dõi những chia sẻ sau đây.
Bạn đang xem bài: Gout Là Gì Và Những điều Bạn Cần Biết Về Bệnh Gout Năm 2022
Bệnh gout hay còn có cách gọi khác là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Theo các chuyên gia thì gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng acid uric trong máu dẫn đến hiện tượng ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây ra viêm khớp.
Các triệu chứng của bệnh gút
Bệnh gout có biểu hiện đặc trưng là những cơn viêm đau khớp cấp tái phát. Bệnh nhân có khuynh hướng đau nhức khi chuyển mùa, thường xuyên đau nhức giữa đêm và sưng đỏ các khớp.
Vị trí viêm khớp chủ yếu là ngón chân cái, ít gặp hơn ở khu vực đầu gối, mắt cá, các khớp ngón tay…
Nếu bạn đang có những dấu hiệu gout nhẹ thì cũng nên để ý và tìm cách điều trị sớm trước khi bệnh trở nặng nhé.
- Cơn đau dữ dội tại các khớp, nhất là vào buổi đêm.
- Tại các khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ, cảm giác nóng ở khớp và chạm vào sẽ thấy đau.
- Đau khớp do cơn gout thường diễn ra khoảng 5 – 7 ngày sau đó giảm dần. Khi hết cơn đau khớp sẽ hoạt động bình thường trở lại.
- Bị hạn chế vận động do các cơn đau khớp.
Nguyên nhân của bệnh gout là gì?
Vậy nguyên nhân bệnh gout là gì? Cùng điểm mặt một số nguyên nhân thường gặp nhất nhé.
Theo khoa học thì nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bài tiết quá ít axit uric. Khi đó, axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể urat trong khớp hoặc mô xung quanh gây đau, viêm và sưng.
Ngoài ra chế độ ăn cũng là một nguyên nhân khá phổ biến. Dễ thấy hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều người bị bệnh gout và một trong những lý do thường gặp là do chế độ ăn thiếu khoa học.
Ăn ít rau xanh nhưng ăn nhiều thịt đỏ, hải sản, sử dụng đồ uống có cồn bia rượu nhiều sẽ gây ra bệnh gout.
Khi bị béo phì, cơ thể sẽ sản xuất nhiều axit uric hơn do thường xuyên tiêu thụ các loại thức ăn chứa dầu mỡ và chất đạm, dẫn tới thận gặp khó khăn hơn trong việc loại bỏ axit uric và từ đó dẫn đến bệnh gout.
Và một nguyên nhân nữa cũng nên được nhắc tới chính là do tiền sử gia đình. Nếu gia đình như bố mẹ bị mắc bệnh gút thì nguy cơ con cũng có thể mắc là có khả năng.
Ai là người dễ mắc bệnh gout?
Căn bệnh này sẽ gây ra cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sống cũng như công việc của con người. Vậy những ai thường dễ mắc bệnh gout?
Nam giới sau 40
Lý giải điều này các nhà khoa học cho rằng nam giới sau 40 thường ăn nhiều đạm động vật đặc biệt là nội tạng động vật, lại lười tập luyện, uống rượu và hút thuốc thường xuyên nên nguy cơ mắc bệnh là rất lớn.
Nữ giới tuổi mãn kinh
Không chỉ nam giới mà ngay cả nữ giới tuổi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Cũng là việc suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen, việc ăn uống không lành mạnh cũng là một nguyên nhân dẫn tới bệnh gout.
Người thừa cân, béo phì
Có thể bạn chưa biết, người bị béo phì có khả năng mắc gút cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường.
Nguyên nhân là vì họ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, đồ dầu mỡ khiến cho việc đào thải axit uric lâu.
Người có tiền sử gia đình có người mắc gout
Khoa học hiện đại đã đưa ra kết luận bệnh gout có rất nhiều khả năng sẽ di truyền từ đời trước sang đời sau.
Người ăn uống thiếu khoa học
Việc ăn uống thiếu khoa học, ít ăn rau củ quả mà thay vào đó lại ăn nhiều đồ chiên rán, đồ dầu mỡ thêm vào đó là sử dụng nhiều chất kích thích như rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout.
Cách phòng ngừa bệnh gout
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Với người bị gout thì việc điều chỉnh ăn uống rất ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Vậy bạn có thắc mắc bệnh gout kiêng ăn gì không? Sau đây sẽ là list những loại thực phẩm bệnh gút kiêng kị mà bạn nên biết:
- Nội tạng động vật: gan, thận, não, tim…
- Thịt: như thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai
- Cá: cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…
- Hải sản: sò điệp, cua, tôm
- Đồ uống có đường: đặc biệt là nước ép trái cây và nước ngọt
- Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
- Nấm men: men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.
- Các loại thức ăn bột tinh chế cho người ăn kiêng
Bệnh gout nên ăn gì?
Bệnh gout nên ăn gì? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu những thực phẩm mà người bệnh gout nên ăn nhé.
- Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout
- Rau quả: tất cả các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
- Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ…
- Các loại hạt
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
- Các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh
- Các loại thảo mộc và gia vị
- Dầu thực vật
Lưu ý phòng ngừa bệnh gout
Mặc dù thay đổi chế độ ăn uống một cách khoa học hơn sẽ giúp cho việc ngăn người bệnh gout có hiệu quả hơn.
Ngoài ra THPT Thanh Khê cũng khuyến khích bạn tập thể dục thường xuyên và tập thói quen uống nhiều nước, hạn chế các đồ uống có lượng đường cao.
Cách điều trị bệnh gout
Sau khi nhận biết được tình trạng bệnh thì việc bạn cần làm là đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh từ đó đưa ra liệu trình điều trị thích hợp.
Có thể bạn sẽ được điều trị bệnh bằng thuốc. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gout cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) nhưng có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.
Còn đối với người người bệnh đã mắc phải bệnh gout đang ở tình trạng nặng như sưng to, viêm, đi lại khó khăn, suy thận thì cần sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Bên cạnh đó nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa vitamin C để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh gout.
Trên đây là những chia sẻ của THPT Thanh Khê xoay quanh câu hỏi bệnh gout là gì. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để THPT Thanh Khê có động lực mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức thú vị hơn nữa nhé.
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Tổng hợp