Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi và bạn tìm hiểu được lá sen có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Vậy lá sen có tác dụng gì? Hãy cùng THPT Thanh Khê giải đáp thắc mắc này nhé!
Bạn đang xem bài: Lá Sen Có Tác Dụng Gì? 8 Lợi ích Không Thể Bỏ Qua Của Lá Sen
Lá sen là gì?
Sen có tên gọi khác là Liên diệp, Hạ diệp. Sen là loại cây mang biểu tượng của người Việt Nam, chúng sống ở hồ nước, đầm lầy,… với mùa thu hái vào tháng 7 – 9.
Các loại lá sen
Lá sen có lá sen khô và lá sen tươi. Tùy nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng lựa chọn loại lá phù hợp.
Thành phần dinh dưỡng có trong lá sen
Theo nghiên cứu, lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như Tannin, Quercetin, Flavonoid… và khoáng chất khác. Cụ thể bao gồm:
- Năng lượng: 70kcal
- Lipid: 2g
- Natri: 28,5g
- Kali: 30mg
- Protein: 4.3g
- Vitamin A: 105%
- Vitamin C: 18,8%
- Canxi: 22,3%
- Sắt: 16,5%
Lá sen có tác dụng gì?
Lá sen là dược liệu đơn giản, dễ tìm nhưng có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số bật mí về tác dụng của lá sen.
Lá sen có tác dụng gì cho sức khỏe nói chung?
Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu
Hoạt chất Alkaloid có trong lá sen có công dụng cầm máu rất tốt chữa băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam tiêu chảy ra máu rất công hiệu.
Chữa mất nước
Người bị tiêu chảy cơ thể dễ bị thiếu nước, mất nước. Để chữa mất nước, bạn chỉ cần lấy lá sen non rửa sạch, thái nhỏ rồi ép lấy nước uống nhiều lần trong ngày hoặc bạn có thể thái nhỏ trộn với nhiều loại rau khác để ăn sống trong các bữa ăn.
Chữa rối loạn mỡ máu
Để chữa rối loạn mỡ máu thì bạn chỉ cần lấy một lá sen khô, sắc nước uống hàng ngày.
Chữa mất ngủ
Sen có công dụng chữa mất ngủ, đặc biệt là tim sen. Nhưng ít người biết được lá sen cũng có tác dụng này.
Những người bị căng thẳng do học tập, công việc nếu sử dụng lá sen để ăn uống thời gian ngắn mang lại hiệu quả cao.
Chữa béo phì
Lá sen còn được dùng để giảm cân vừa an toàn mà còn hiệu quả. Chị em phụ nữ thích làm đẹp đều có thể dùng loại dược liệu này.
Nó giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, giữ vóc dáng, cân nặng,… đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ngăn ngừa được nhiều bệnh khác như mỡ máu, béo phì.
Chữa sốt xuất huyết
Những người bị sốt xuất huyết giai đoạn đầu thường có biểu hiện như sốt cao, khát nước, đau đầu,… thì có thể nấu lá sen uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị căn bệnh sốt xuất huyết.
Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
Lá sen sắc nước rồi bôi lên vùng da bị mẩn ngứa, mụn nhọt 1 – 2 lần là có thể giảm ngứa, làm nhẹ vùng da bị mụn nhọt.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Với thành phần kali dồi dào, lá sen còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, duy trì nhịp tim ổn định từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ.
Uống nước lá sen tươi có tác dụng gì?
Uống nước lá sen tươi có một số công dụng như sau:
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Chữa mẩn ngứa
- Chữa sốt xuất huyết
- Hỗ trợ giảm cân
- Phục hồi giấc ngủ ngon đem đến tinh thần thoải mái, giúp trí não hoạt động hiệu quả.
Uống nước lá sen khô có tác dụng gì?
Từ xưa, tất cả bộ phận của sen đều có lợi cho sức khỏe của con người. Chúng được dùng làm thức ăn hoặc là dược liệu để chữa bệnh.
Uống nước lá sen khô trước khi ăn buổi ăn chính khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn 30 phút để không làm rối loạn chức năng của hệ tiêu hóa.
Nếu uống trong thời gian dài mà không giảm cân thì bạn nên xem lại chế độ ăn uống, tập luyện của bản thân nhé!
Lưu ý đối với phụ nữ mang thai hoặc đang bị hành kinh, người bị huyết áp thấp thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nhé!
Tác dụng của lá sen khô giảm béo
Theo Đông y, lá sen chứa nhiều chất xơ và vitamin làm giảm nhanh chóng cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa dưới da.
Nhờ đó mà lá sen được xem là dược liệu giúp giảm béo hiệu quả. Dược liệu an toàn phù hợp cho chị em phụ nữ muốn lấy lại vóc dáng sau sinh.
Sử dụng lá sen đúng cách
Cách làm lá sen khô
Bước 1: Lựa chọn lá sen
Bạn nên lựa chọn lá sen tươi, không quá non cũng không quá già. Không nên chọn lá bị hư hoặc bị héo.
Thời điểm chọn lá sen tốt nhất là vào buổi sáng sớm tháng 7 – 9 khi sương còn đọng trên lá lấy đi những bụi bẩn bám trên lá suốt cả ngày hôm trước.
Bước 2: Sơ chế và phơi khô lá sen tươi
Lá sen tươi sau khi được hái hoặc mua về phải được rửa sạch, để ráo rồi mang phơi khô. Khi phơi chỉ cần lá héo lại là được không cần phải quá khô.
Bước 3: Cắt nhỏ lá sen và đóng gói thành quả
Lá sen sau khi phơi khô bạn xé nhỏ với kích thước khoảng 2 – 3cm vào rổ. Sau khi xé nhỏ lá sen khô thì bạn cho vào túi zip rồi khóa lại để lá sen không bị mốc, bụi ẩn xâm nhập, bảo quản nơi khô thoáng nhất.
Cách nấu nước lá sen tươi
Với lá sen khô có được từ cách trên, mỗi khi sử dụng bạn chỉ cần lấy 4g pha với nước nóng uống mỗi ngày nhé!
Cách uống lá sen khô giảm mỡ máu
Trà lá sen khô
Trà lá sen khô là thức uống dễ làm. Bạn chỉ cần thái nhỏ vào ấm đun sôi để uống hàng ngày hoặc có thể hâm cùng nước sôi khoảng 2 – 3 phút để thưởng thức.
Lá sen khô và gạo tẻ
Dùng lá sen khô với 100g gạo tẻ, vo sạch rồi nấu cháo với nước lá sen vừa đun. Nước này có tác dụng giải độc, tiêu mỡ.
Khi uống nước này hàng ngày vào buổi sáng sẽ giúp bạn cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả.
Lá sen khô và chè xanh
Bạn rửa sạch 20g lá sen khô với 20g lá chè xanh rồi thái nhỏ cho vào nắp đậy. 5g đại hoàng khô giã nát rồi đậy trong bình kín. Hâm tất cả với 2 lít nước sôi để uống trong ngày, giúp bạn hạ mỡ máu, giảm cân.
Những lưu ý khi sử dụng lá sen
Khi sử dụng lá sen bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không sử dụng lá sen khi đang dùng các sản phẩm giảm cân khác.
- Hạ diệp có tác dụng hạ huyết áp nên những người bị huyết áp thấp cần lưu ý trước khi sử dụng.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt không nên dùng Hạ diệp.
- Người có thể hàn, uống dược liệu này sẽ khó ngủ, tim đập nhanh. Nếu không biết mà tiếp tục uống có thể suy giảm ham muốn tình dục.
- Dược liệu có tính mát, nếu sử dụng lâu ngày có thể gây lạnh bụng ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn.
Những người không nên uống nước lá sen
Một số người không nên uống nước lá sen như sau:
- Phụ nữ khi đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên dùng lá sen.
- Người bị hàn nếu uống cũng ngủ được nhưng thời gian dài sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ,… nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng lá sen
Uống lá sen có hạ huyết áp không?
Công dụng chính của lá sen là giảm mỡ máu, ổn định đường huyết, giảm gan nhiễm mỡ… đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp khi mỡ trong máu cao, cản trở đến việc lưu thông máu. Cho nên uống lá sen có hạ huyết áp.
Huyết áp thấp có uống lá sen được không?
Lá sen khô là một trong những nguồn dược liệu sẵn có của Việt Nam, từ lâu đã gắn bó với người dân dùng gói xôi, phơi khô làm trà uống.
Nhưng nó còn có công dụng tuyệt vời giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng chống các bệnh về tim mạch.
Đối với người có huyết áp thấp khi uống nước lá sen cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
Như vậy bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin cần thiết về lá sen có tác dụng gì. Hãy Like và Share để ủng hộ THPT Thanh Khê tiếp tục hoạt động và phát triển thêm nhiều bài viết có nội dung sáng tạo nữa nhé!
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Tổng hợp