Trong kinh doanh thì chỉ số lãi ròng rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định mang tính phát triển vì đây chính là chỉ số thể hiện sự thành công của doanh nghiệp. Vậy lãi ròng là gì? Tại sao nó lại quan trọng như vậy? Cách tính cụ thể cho lãi ròng? Vậy bài viết hôm nay THPT Thanh Khê sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về lãi ròng là gì nhé.

Lãi ròng là gì?
Bạn đang xem bài: Lãi Ròng Là Gì? Ý Nghĩa Của Lãi Ròng đối Với Doanh Nghiệp
Lãi ròng có nhiều cách định nghĩa và nó còn hay được gọi lãi thuần, lợi nhuận ròng hay thu nhập ròng.
Đó là số tiền lãi sau khi trừ tổng chi phí kinh doanh khỏi tổng doanh thu của công ty. Nói cách khác, lãi ròng chính là một tính toán bao gồm tất cả các giao dịch tài chính trong doanh nghiệp của bạn, nó đã bao gồm khoản thanh toán thuế.
Lãi ròng là gì? Lãi ròng hiểu một cách đơn giản nhất là khoản tiền còn lại sau khi đã thanh toán chi phí về thuế, lãi suất, cổ tức ưu đãi và các loại chi phí khác phát sinh trong quá trình doanh nghiệp kinh doanh với thời gian là 1 năm.
Thông thường, lãi ròng gồm tất cả giá dịch vụ tiêu thụ, giá sản phẩm,… Số tiền này sẽ được tính dựa vào chênh lệch giữa chi phí hoạt động kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp.
Một ví dụ cụ thể về lãi ròng: Đến năm 2019 thì công ty X có báo cáo về doanh thu là 42 155 tỷ USD. Thu nhập ròng là 9 982 tỷ USD. Vậy biên lợi nhuận ròng của công ty X bằng 23%
Lãi gộp và lãi ròng đều là chi phí nhằm phản ánh sự mất giá dần dần của tài sản. Khấu hao là thuật ngữ được sử dụng để phản ánh sự giảm dần giá trị này đối với tài sản vô hình
Trên đây là những định nghĩa về lãi ròng là gì. Để biết rõ hơn về các thuật ngữ liên quan thì chúng ta tiếp tục cùng theo dõi phần tiếp theo nhé.
Tỷ lệ lãi ròng là gì?
Một thuật ngữ liên quan hay đi kèm với lãi ròng đó là tỷ lệ lãi ròng là gì thì tỷ lệ lãi ròng nói lên được lợi nhuận chiếm bao nhiêu % trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp đang hoạt động có thể thông qua tỷ lệ lãi ròng để biết được việc sản xuất kinh doanh có mang lại hiệu quả hay không, có lãi hay phải chịu lỗ.
Thu nhập lãi ròng là gì?
Thu nhập lãi ròng là gì? Thu nhập ròng (Tên tiếng anh là Net Income – hay viết tắt là NI) đó chính là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp thu về sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí khác.
Một điểm đáng chú ý khi đọc các báo cáo tài chính đó là thu nhập ròng luôn sẽ xuất hiện ở dòng cuối cùng trên bảng báo cáo thu nhập của doanh nghiệp đó.
Vậy chỉ số thu nhập ròng nói lên điều gì?
- Đó kết quả tích cực trong số lợi nhuận và doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí, thuế mà doanh nghiệp phải chi trả trong suốt 1 thời gian nhất định. Nếu kết quả bị âm thì thu nhập ròng sẽ được gọi lỗ ròng.
- Khi tính toán thu nhập ròng có thể không bao gồm những lợi ích và thiệt hại.
- Thu nhập ròng của một doanh nghiệp sẽ làm gia tăng lợi nhuận. Kéo theo đó chính là sự gia tăng vốn của các cổ đông. Ngược lại nếu lỗ ròng sẽ gây nên tổn thất.
- Thu nhập ròng tạo nên sự gia tăng vốn của chủ sở hữu. Ngược lại lỗ ròng sẽ gây nên sự giảm sút vốn của cá nhân, đơn vị đó.
- Thực tế thu nhập ròng hiện nay của nhiều đơn vị đã được các kế toán “phù phép” bằng cách giấu đi những khoản chi phí hoặc làm tăng tổng doanh thu,…
Biên lãi ròng là gì?
Biên lãi ròng (viết tắt NIM) là sự chênh lệch phần trăm giữa thu nhập tiền lãi phát sinh bởi tài sản sinh lời của ngân hàng (khoản vay và đầu tư) và các khoản chi phí chính – tiền lãi trả cho người gửi tiền – Hiệu số ròng giữa tiền lãi kiếm được và tiền lãi trả cho khách hàng là một số đo chính về khả năng sinh lợi của ngân hàng.
Trong thực tế, có 2 cách tính để tính biên lợi nhuận ròng:
Cách 1: Lấy trực tiếp thông qua các nguồn dữ liệu có sẵn
Để có thể nhanh chóng nắm bắt được biên lợi nhuận ròng của doanh nghiệp qua các năm…bạn có thể sử dụng các nguồn dữ liệu có sẵn như website của các công ty chứng khoán, các trang tài chính như cafef, vietstock,…
Cách 2: Dựa trên báo cáo tài chính mỗi năm của doanh nghiệp:
1. Dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh, lấy doanh thu trừ giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, chi phí khác, lãi suất (từ nợ) và thuế từ doanh thu;
2. Chia kết quả tính được từ bước 1 cho doanh thu;
3. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100;
4. Ngoài ra, cách tính thứ 2 là xác định thu nhập ròng từ kết quả kinh doanh sau thuế (Bottom Line) của báo cáo thu nhập và cho doanh thu. Chuyển đổi kết quả thành tỉ lệ phần trăm bằng cách nhân với 100.
Các thuật ngữ liên quan khi tính biên lãi ròng:
- R = Revenue: Doanh thu
- COGS = The cost of goods sold: Giá vốn hàng bán
- E = Operating and other expenses: Chi phí hoạt động và các chi phí khác
- I = Interest: Lãi suất
- T = Taxes: Thuế
Biên lợi nhuận ròng cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ.
Một doanh nghiệp có chỉ số biên lợi nhuận ròng cao và tăng trưởng trong nhiều năm liền là một dấu hiệu tốt. Cho thấy doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn khi có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng doanh thu.
Ví dụ về lãi ròng
Sau khi đã hiểu được lãi ròng là gì về định nghĩa, để giúp bạn đọc có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn thì chúng ta sẽ đi tham khảo một số ví dụ sau đây:
Ví dụ 1: Theo báo cáo tài chính cho quý kết thúc vào ngày 29 tháng 12 năm 2018 thì lãi ròng của Apple Inc:
- Doanh thu: 84.310 tỷ USD
- Thu nhập ròng là 19,965 tỷ đô la
Biên lợi nhuận ròng của Apple được tính bằng cách chia thu nhập ròng 19,965 tỷ đô la cho tổng doanh thu ròng là 84.310 tỷ đô la.
Vậy chúng ta sẽ có được biên lợi nhuận ròng của Apple là 23%.
Ví dụ 2:
Đến năm 2019 thì công ty XYZ có báo cáo về doanh thu là 42 155 tỷ USD
Thu nhập ròng là 9 982 tỷ USD
Vậy biên lợi nhuận ròng của công ty X bằng 23%.
Lãi thuần và lãi ròng
Lãi thuần hay còn gọi là lợi nhuận thuần được hiểu một cách đơn giản nhất đó là khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh thuần của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần phản ánh được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu thu được trong kỳ kinh doanh sau khi trừ đi những chi phí phát sinh khác nhau. Trong đó, bao gồm cả giá thành các sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ được.
Để phân biệt lãi thuần và lãi ròng, tránh những nhầm lẫn không đáng có khi làm báo cáo tài chính chúng ta dựa trên các điểm khác biệt sau đây:
- Lãi thuần như phần định nghĩa có nêu rõ đây là khoản lợi nhuận đã trừ đi các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh như bao gồm lãi vay, quảng cáo, tiền bảo quản, vận chuyển khác nhau.
- Lãi ròng là khoản lợi nhuận thuần đã được trừ đi những khoản thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Qua 2 định nghĩa lãi thuần là gì và lãi ròng là gì, hy vọng bạn đọc sẽ nắm được lượng kiến thức có thể phân biệt 2 chỉ số này. Phần tiếp theo của bài viết lãi ròng là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách tính và ý nghĩa của lãi ròng.
Cách tính lãi ròng và các chỉ số có liên quan
Ngoài giải thích định nghĩa về lãi ròng là gì? thì chúng ta có thể hiểu lãi ròng là gì thông qua công thức tính của nó.
Lãi ròng được tính bằng công thức như sau:
Lãi ròng = tổng toàn bộ doanh thu từ doanh nghiệp – (10% thuế giá trị gia tăng + 20% chi phí thuế thu nhập từ doanh nghiệp + 30% khoản phí để hoạt động)
Trong đó:
- Tổng doanh thu của DN chính là số tiền đã trừ đi tiền chiết khấu bán hàng và tiền hoàn lại.
- Tổng chi phí kinh doanh gồm: tiền vay kinh doanh, chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất, giao hàng, chi phí mua bán. Ngoài ra còn có tiền thuê nhà, tiền lương cho nhân viên,…
Chi phí ảnh hưởng tới lãi ròng
Các chi phí được cho là sẽ có ảnh hưởng tới lãi ròng bao gồm:
- Chi phí để duy trì hoạt động doanh nghiệp: theo đó, chi phí để hoạt động của doanh nghiệp càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Như vậy, để thu lại được khoản lợi nhuận này cao thì cần giảm chi phí để hoạt động như lãi suất vay vốn, phí thuê nhà hoặc đất,…
- Giá gốc sản phẩm: Yếu tố này có vai trò quan trọng trong việc quyết định chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy giá gốc sản phẩm càng thấp thì lãi ròng sẽ cao. Vì vậy để cải thiện cũng như đảm bảo tính ổn định lãi ròng thì các doanh nghiệp nên tìm các nguồn cung cấp nhiều ưu đãi. Nếu lựa chọn được nguồn cung cấp giá thấp, chất lượng sẽ là lợi thế lớn để nâng cao mức lãi ròng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước. Thuế này không thể tăng giảm theo ý mong muốn của chủ doanh nghiệp được. Do đó, nếu muốn có lợi nhuận thì cần nâng giá bán sản phẩm hoặc doanh nghiệp có thể chọn giải pháp cắt giảm các khoản chi.
Tầm quan trọng của lãi ròng là gì?
Trong phần này của bài viết lãi ròng là gì chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tầm quan trọng của lãi ròng đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Trên thực tế khi bạn đang sở hữu một công ty hoặc có ý định mở công ty tốt nhất lãi ròng là một con số bạn nên hiểu rõ, vì đây chính là chỉ số thể hiện sự thành công của doanh nghiệp. Đó là một con số đáng kể hơn nhiều so với doanh thu vì không có điểm nào tạo ra nhiều doanh số mà cuối cùng không tạo ra lợi nhuận.
Tỷ số lợi nhuận ròng ở mỗi ngành nghề kinh doanh là không giống nhau.
Chính vị sự không giống nhau này, người phân tích tài chính của mỗi doanh nghiệp chỉ có thể so sánh tỷ số này để so sánh doanh nghiệp với tỉ số bình quân toàn ngành hoặc doanh nghiệp khác nhưng cùng ngành và lưu ý phải so sánh trong cùng một thời điểm.
Thuế doanh nghiệp nhìn chung khá cao nên doanh nghiệp cần phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo được lợi ích kinh tế chung đối doanh nghiệp. Đồng thời giảm chi phí hoạt động doanh nghiệp tối đa dưới 30% trên tổng doanh thu của các hạng mục để đảm bảo lợi nhuận được nâng cao.
Lãi ròng cũng cung cấp cho bạn một dấu hiệu về số tiền bạn có sẵn để trả cho chủ sở hữu hoặc đầu tư trở lại vào doanh nghiệp. Dưới đây chính là những lý do tại sao lãi ròng lại quan trọng.
Lãi ròng là một chỉ số thể hiện thành công trong một doanh nghiệp
- Cho biết tổng doanh thu – để tính số tiền thuế bạn phải trả
- Các ngân hàng và các chủ nợ khác – các ngân hàng và các tổ chức khác cho các doanh nghiệp vay sử dụng con số lợi nhuận ròng để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và để đánh giá sự phù hợp của khoản vay. Cụ thể, lợi nhuận ròng sẽ cho họ một dấu hiệu về khả năng thanh toán.
- Đối thủ cạnh tranh – nếu bạn là một công ty trách nhiệm hữu hạn, đối thủ của bạn sẽ có thể truy cập lợi nhuận ròng của bạn bằng cách phân tích lợi nhuận bạn nộp cho cơ quan thuế. Điều này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và mức độ thành công của nó.
- Nhà đầu tư và cổ đông – lợi nhuận ròng là rất quan trọng nếu bạn đang tìm kiếm đầu tư vào doanh nghiệp của mình hoặc nếu bạn có cổ đông. Một con số lợi nhuận ròng ổn định và lành mạnh sẽ mang lại cho các nhà đầu tư niềm tin họ sẽ nhận được lợi nhuận.
Ý nghĩa của lãi ròng là gì?
Từ những gì chúng ta tìm hiểu ở phần trên bài viết lãi ròng là gì thì chắc hẳn bạn đọc đã biết lãi ròng là gì rồi đúng không , thực chất người ta tính lãi ròng là để thống kê được lợi nhuận của cá nhân hay doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận không và tính được sự tăng trưởng của doanh nghiệp đó có tăng không hay là thua lỗ để có thể kiểm soát được và cải thiện hay thay đổi chiến lược kinh doanh .
Lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc cổ đông được phép sử dụng, nó sẽ phản ánh đến việc kinh doanh của công ty đó có tốt hay không?
Với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên hoặc đối với công ty cổ phần, khoản lợi nhuận ròng sẽ là phần để những cổ đông xem xét liệu có nên tiếp tục để người này và người kia quản trị công ty hay không?
Ngoài ra khi nhận thấy giá trị sau thuế và các khoản chi phí lớn hơn hơn 0, biên độ càng lớn thì doanh nghiệp càng lãi và ngược lại. Đây là cách đối chiếu hiệu quả giúp doanh nghiệp thay đổi mô hình, tìm ra hướng đi đúng đắn để đem về lợi nhuận cao hơn.
Khi một doanh nghiệp nào đó muốn đầu tư, hợp tác với một doanh nghiệp khác hay một hạng mục kinh doanh khác thì nhà quản lý sẽ phân tích các chỉ số, thông số về lãi ròng tương đồng với việc thể hiện khả năng của doanh nghiệp chi trả cho những phát sinh hoặc duy trì đầu tư để mở rộng doanh nghiệp, sự phát triển của công ty mà lấy đó là cơ sở để đưa ra quyết định hợp tác hay không.
Hy vọng rằng bài viết lãi ròng là gì này sẽ giúp ích cho những bạn đang kinh doanh hoặc đang có ý định đầu tư bắt đầu kinh doanh trong tương lai hiểu được lãi ròng là gì. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy LIKE và SHARE để THPT Thanh Khê có thêm động lực để ra thêm nhiều bài viết nhé.
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Tổng hợp