Rong biển là loại thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng. Vậy rong biển có tác dụng gì? Hãy cùng THPT Thanh Khê giải đáp thắc mắc này nhé!
Bạn đang xem bài: Rong Biển Có Tác Dụng Gì? Tìm Hiểu Về Thần Dược Của Phái đẹp
Rong biển là gì?
Rong biển là thực vật sống ở biển, thuộc nhóm tảo đa bào nhưng không cùng tổ tiên với tảo đỏ, tảo nâu và tảo lục.
Rong biển xuất hiện từ rất lâu. Trong nền văn hóa cổ đại Trung Quốc, rong biển là đặc sản được phục vụ trong các bữa ăn của giới quý tộc.
Rong biển hiện nay không chỉ là món ăn đặc trưng của khu vực châu Á mà còn phổ biến ở các khu vực khác trên thế giới.
Các loại rong biển
- Rong biển wakame: Có thể ăn tươi hoặc nấu súp, phổ biến ở Nhật Bản vào mùa xuân.
- Rong biển arame: Có thể xào với thịt, rau củ hoặc nấu canh, hàm lượng dinh dưỡng tương tự như rong biển wakame.
- Rong biển hijiki: Có dạng sợi ngắn nhỏ và màu nâu, phổ biến ở dạng khô nên phải ngâm mềm rồi mới chế biến, thường dùng nấu canh.
- Rong biển kombu: Dường như không có mùi tanh nên có thể kết hợp nhiều món ăn.
- Rong biển xoắn spirulina: Thường có dạng bột, dùng để uống hoặc chế tạo dược phẩm.
- Rong biển klamath: Được chế biến ở dạng viên.
- Rong biển ogonori: Dạng sợi màu xanh, dùng làm gỏi hoặc salad.
- Rong biển nori: có màu xanh đen và có mùi tanh, vị hơi lợ cho nên được dùng làm cơm cuộn hoặc ăn vặt trực tiếp.
- Rong biển kanten: Ít xuất hiện trên thị trường, loại này có mùi vị không đậm đà, được chế biến với trái cây hoặc nấu canh.
- Rong biển mozuku: Có màu nâu sẫm, đây là loại rong biển đặc trưng vùng biển Okinawa.
- Rong biển tosaka: Loại này có màu đỏ, trắng và xanh lá, dùng để ăn sống hoặc nấu canh.
- Rong biển dulse đỏ: Có thể chế biến cùng các loại đậu, ngũ cốc, nước sốt và súp.
- Rong nho: Có màu xanh tự nhiên, mùi khá tanh, có thể nấu canh hoặc làm gỏi tùy sở thích.
- Rong biển chỉ vàng: dường như không tanh, có vị ngọt nhẹ, được dùng như thực phẩm giải nhiệt ngày hè.
- Tảo bẹ: Có màu xanh lá và chứa nhiều khoáng chất, được dùng làm nguyên liệu của nhiều món ăn.
Thành phần dinh dưỡng có trong rong biển
Theo nhiều nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng có trong rong biển bao gồm những chất sau:
- Carbs: 1,7 gram
- Protein: 4 gram
- Riboflavin: 15%
- Sắt: 11%
- Đồng: 21%
- Năng lượng: 20%
- Chất béo: 0,5 gram
- Chất xơ: 0,3 gram
- Thiamin: 11%
- Mangan: 7%
Ngoài ra, trong rong biển cũng có chứa một lượng nhỏ vitamin A, C, E.
Một số protein có trong rong biển như spirulina và chlorella, chứa tất cả axit amin thiết yếu. Điều này chứng tỏ rong biển có thể giúp bạn đảm nhận quá trình hấp thu các axit amin một cách đầy đủ
Rong biển cũng có thể là nguồn cung cấp chất béo omega-3 và vitamin B12 mà có thể bạn cũng chưa biết.
Rong biển có tác dụng gì?
Rong biển là loại thực phẩm phổ biến nhưng không phải ai cũng biết đến tác dụng của rong biển đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số bật mí cho bạn:
Rong biển có tác dụng gì với sức khỏe nói chung?
Ngăn ngừa ung thư
Lignans trong rong biển ức chế sự hình thành và phát triển khối u, hạn chế các tế bào ung thư di căn đến các cơ quan khác của cơ thể.
Ngoài ra chất này còn có khả năng ngăn chặn sự tổng hợp estrogen hiệu quả như một số loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư.
Tăng cường chức năng tuyến giáp
Tuyến giáp giúp kích thích tiết tố kiểm soát tăng trưởng, sản xuất năng lượng, các tế bào trong cơ thể.
Tuyến giáp dựa vào i-ốt để tạo ra kích thích tố cho nên khi thiếu i-ốt sẽ khiển cơ thể mệt mỏi, sưng cổ,…
Tốt cho hệ tiêu hóa
Vi khuẩn Gut đóng vai trò trong sức khỏe. Theo ước tính tế bào vi khuẩn nhiều hơn tế bào người. Sự mất cân bằng giữa vi khuẩn xấu và tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Rong biển được biết đến nhờ chất xơ tuyệt vời, có khả năng thúc đẩy sức khỏe đường ruột. Tỷ lệ chất xơ chiếm khoảng 25 – 75% trọng lượng của rong biển cao hơn hàm lượng chất xơ trong trái cây và rau quả.
Tuy nhiên ít ai biết đến lợi ích này của rong biển. Ngoài ra rong biển còn có chất polysaccharide có chức năng hỗ trợ, nuôi dưỡng vi khuẩn trong đường ruột.
Tốt cho bệnh nhân huyết áp
Rong biển hấp thu từ nước biển hơn 90 loại kháng chất với hàm lượng canxi cao và muối thấp. Cho nên rong biển có tác dụng làm giảm huyết áp. Vì thế đối với những người bị cao huyết áp có thể ăn rong biển như là thực phẩm ưu tiên hàng đầu.
Hỗ trợ giảm cân
Rong biển chứa nhiều chất xơ, làm chậm dạ dày và trì hoãn những cơn đói tức thì. Một phần nữa là rong biển giúp phòng chống căn bệnh béo phì và là thực phẩm giúp giảm cân tốt nếu sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn.
Giảm nguy cơ bệnh tim
Bệnh tim là một trong những căn bệnh khiến nhiều người phải ra đi đột ngột do hàm lượng cholesterol trong máu cao.
Rong biển là loại thần dược giúp giảm lượng cholesterol, giữ huyết áp bình thường vì nó chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa tốt.
Chống viêm diệt khuẩn
Trong rong biển có chất fertile clement, chất này giúp tiêu độc, điều tiết máu lưu thông. Đây là chất cần thiết cho tuyến giáp trạng, nơi tiết ra hormon sinh trưởng giúp cơ thể phát triển.
Rong biển có tác dụng gì với da?
Rong biển có nhiều tác dụng đối với da nói chung như sau:
- Do có chứa chất chống viêm hiệu quả nên sẽ ngăn da bị khô
- Hạn chế tình trạng Rosacea. Đây là tình trạng da viêm, sưng, ửng đỏ,…
- Tẩy tế bào chết và giải độc cho da
- Thúc đẩy sản xuất collagen
- Làm sáng và đều màu da
- Làm sạch sâu
Rong biển có tác dụng gì cho bà bầu?
Bà bầu ăn rong biển với lượng vừa phải sẽ có những công dụng tuyệt vời như sau:
- Ngăn ngừa táo bón: Rong biển giàu chất xơ cho nên giúp ngăn ngừa táo bón trong các tháng thai kỳ.
- Tốt cho sự phát triển của thai nhi: Omega-3 có trong rong biển giúp cho sự phát triển của não bộ. Theo nghiên cứu, rong biển còn chứa các chất như axit align và axit alginic, giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi.
- Ngăn ngừa bệnh tật: Rong biển giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa được nhiều bệnh như trầm cảm, viêm khớp,…
- Ngăn ngừa các bệnh răng miệng: Vitamin C có trong rong biển cần thiết cho sự trao đổi chất, hình thành collagen, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi mang thai
- Thải độc cơ thể, đẹp da, đẹp tóc: Các vitamin và khoáng chất có trong rong biển có tác dụng điều tiết lưu thông máu, tốt cho các hệ cơ quan và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
Rong biển có tác dụng gì cho da mặt?
Bên cạnh là món ăn có lợi cho sức khỏe thì rong biển còn sử dụng như một loại thần dược làm đẹp da tự nhiên.
Với khả năng đào thải độc thì rong biển có thể trị mụn, kháng viêm và làm dịu da nhanh chóng.
Ngoài ra, các tinh chất của rong biển sẽ thẩm thấu nhanh trên da, làn da của bạn sẽ trắng mịn, giảm thâm nám, đều màu và sáng mịn hơn.
Hiện nay rong biển được nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm chăm sóc da chiết xuất từ tảo biển ở dạng mặt nạ giấy, bột, dạng viên… Tất cả đều có công dụng tốt trong việc dưỡng và phục hồi da.
Tác dụng của rong biển đối với trẻ em
Trẻ em khi ăn rong biển sẽ hỗ trợ đường tiêu hóa của trẻ vì rong biển giàu chất xơ. Các khoáng chất có trong rong biển cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, giúp chúng có xương chắc khỏe, chóng lớn, cải thiện chiều cao đồng thời phòng tránh các căn bệnh ung thư, tim mạch,…
Tác dụng của rong nho biển
Tăng cường sức khỏe xương
Khi thiếu các chất như canxi, protein,… sẽ khiến loãng xương, thường xuyên đau viêm khớp,… Điều này ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Trong rong nho có chứa hàm lượng canxi, protein và các nhóm axit béo,… có tác dụng kháng viêm, cải thiện xương chắc khỏe.
Cải thiện thị lực
Vitamin A và sắt là các chất quan trọng cho thị lực. Rong nho có đầy đủ những chất này cho nên khi ăn rong nho sẽ giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa các bệnh lý về mắt.
Phòng chống bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.
Ăn rong nho là cách bổ sung vitamin C cho cơ thể. Nhờ đó mà kiểm soát được lượng đường trong máu, ngăn chặn các gốc tự do tấn công tế bào, hạn chế sự tích tụ của sorbitol và sự glycosyl hóa.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Ăn rong nho đồng nghĩa với việc tăng cường các axit béo cho cơ thể như: AA, LA, DHA, EPA… Các chất này giúp ngăn ngừa oxy hóa, phòng chống các bệnh lý tim mạch.
Làm đẹp da
Rong nho được nhiều chị em phụ nữ săn đón là bởi vì chúng có chức năng làm đẹp da, tăng độ đàn hồi, giảm tình trạng khô da. Bên cạnh đó, thực phẩm này có xuất xứ từ thiên nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ.
Giảm táo bón
Rong nho chứa nhiều chất xơ, hàm lượng đường thấp nên thực phẩm này có tác dụng tốt cho lợi khuẩn đường ruột phát triển giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra nhanh hơn. Chính vì vậy giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ em.
Tránh béo phì
Do có lượng đường thấp nhưng lại giàu chất dinh dưỡng nên ăn rong nho giúp cơ thể bạn bớt cảm giác đói, thèm ăn. Chính vì lý do đó mà rong nho xuất hiện nhiều trong các bữa ăn kiêng của chị em phụ nữ.
Ngăn ngừa ung thư
Một thành phần quan trọng trong rong nho đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chính là Fucoidan. Đây là chất chống ung thư tự nhiên có thể khiến các tế bào bệnh bạch cầu, ung thư hạch, ruột kết và tế bào ung thư dạ dày tự tiêu diệt.
Được dùng làm thuốc
Ngoài chức năng về thực phẩm, làm đẹp, rong nho có thể được sử dụng làm thuốc. Theo đó, rong nho sẽ được sơ chế sạch sẽ trước khi phơi khô hoặc sấy như rửa nhiều lần bằng nước ngọt để loại bỏ gần hết muối và tạp chất khác.
Rong nho khi được sử dụng làm thuốc sẽ giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như: sưng hạch, lao hạch, bướu cổ, nấc, phù nề, viêm tràn dịch mào tinh hoàn….
Uống nước rong biển có tác dụng gì?
Tốt cho hệ tiêu hóa: Uống nước rong biển có tác dụng nhuận tràng, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Cung cấp iot: Vì sống ở môi trường nước mặn cho nên rong biển hấp thụ được lượng muối iot tự nhiên từ nước biển.
Như các bạn đã biết iot có vai trò quan trọng cho mọi lứa tuổi trong việc điều hòa chức năng tuyến giáp, tuyến yên và não. Cho nên khi thiếu iot sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não.
Ngăn ngừa ung thư: Trong rong biển chứa nhiều thành phần kháng tế bào ung thư, cải thiện tình trạng các khối u, đặc biệt là rong biển nâu, rong biển wakame,…
Thải độc và giảm cholesterol trong máu: Fertile Clement trong rong biển có tác dụng lưu thông máu huyết, tiêu độc. Ngoài ra hàm lượng calo thấp cho nên rong biển là thức uống không sợ cholesterol trong máu bị tăng cao.
Chống đông máu: Theo nhiều nghiên cứu, rong biển chứa nhiều chất chống oxy hóa và có đặc tính chống đông máu cho nên uống nước rong biển có khả năng ngăn ngừa được tình trạng đông máu, giảm nguy cơ đột quỵ ở người lớn tuổi.
Làm đẹp da: Nước rong biển là thức uống giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… nên rất tốt cho da vì có thể ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Ngoài ra, rong biển có tác dụng điều tiết lượng kiềm trong máu, giảm tiết dầu, làn da được khô thoáng, sạch sẽ.
Giảm cân: Rong biển chứa 1 chất tên là fucoxanthin có tác dụng kích thích cơ thể tiêu hao mỡ thừa, đồng thời sản sinh ra DHA – một thành phần của omega-3, điều chỉnh cơn thèm ăn của bạn
Ăn rong biển sấy khô có tác dụng gì?
Làm sạch máu cho người máu xấu
Thành phần quan trọng nhất trong rong biển là chất fertile clement, có tác dụng điều tiết máu lưu thông, tiêu độc, loại bỏ các cặn bã có trong cơ thể.
Ngoài ra nó còn có chức năng tiết ra hormon tăng trưởng, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
Tốt cho tiêu hóa
Rong biển chứa Alga alkane mannitol, là loại đường có hàm lượng calo thấp, giúp nuôi vi khuẩn có lợi cho ruột, hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ chất cặn bã trong ruột.
Thần dược của phái đẹp
Rong biển có tính kiềm cho nên giúp điều tiết được lượng kiềm trong máu, duy trì độ pH ổn định và ngăn ngừa sự bài tiết của bã nhờn.
Đây được xem là thần dược loại bỏ nếp nhăn, chống lão hóa của chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, rong biển còn có khả năng sát trùng, hạn chế tình trạng sưng tấy của mụn.
Nuôi dưỡng mái tóc suôn mượt
Vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho nên sẽ giúp mái tóc thêm mềm mượt và chắc khỏe. Đó là lý do vì sao rong biển thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm làm đẹp tóc của Nhật Bản.
Ăn rong biển đúng cách
Cách ăn rong biển
Đối với phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý.
Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg iốt mỗi ngày. Tương tự, hàm lượng iốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con dao động ở mức 0,22mg – 0,27mg.
Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg iốt. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.
Những ai không nên ăn rong biển
Người đang bị mụn nhọt
Rong biển có nhiều lợi ích nhưng không phải phù hợp với mọi đối tượng. Người đang bị mụn nhọt ăn rong biển không quá nguy hại nhưng nó có thể khiến nội tiết bên trong cơ thể mất cân bằng làm cho mụn nhọt nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Người đang mắc bệnh cường giáp
Iot trong rong biển sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người đang mắc bệnh cường giáp nên tránh ăn rong biển.
Thai phụ, người đang cho con bú và trẻ nhỏ cân nhắc ăn với liều lượng hợp lý
Đối với phụ nữ mang thai, sản phụ đang cho con bú và trẻ nhỏ cũng cần lưu ý đến vấn đề sử dụng rong biển hợp lý. Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ từ 1- 8 tuổi chỉ nên tiêu thụ 0.09mg iot mỗi ngày.
Tương tự, hàm lượng I-ốt được hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ mang thai và cho con dao động ở mức 0.22mg – 0.27mg. Mặt khác, theo nghiên cứu, cứ trong 100g rong biển, chứa 1-1,8mg I-ốt.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mỗi ngày không nên ăn quá 100g rong biển và chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.
Lưu ý khi ăn rong biển
Một số lưu ý khi ăn rong biển như sau:
- Chỉ ăn 2 – 3 lần một tuần
- Nếu gặp vấn đề về tuyến giáp hoặc chức năng của hệ tiêu hóa thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn
- Một vài đối tượng cần chú ý đến mức độ nhiễm phóng xạ và nhiễm độc kim loại nặng ở mức thấp trong rong biển
- Khá an toàn với sức khỏe con người
- Nên lựa chọn rong biển ở nơi bán uy tín và được kiểm chứng an toàn phóng xạ
Những loại thực phẩm không nên ăn cùng rong biển
Rong biển không nên ăn chung với quả hồng, trái cây ngâm chua,… vì sẽ sinh ra hợp chất kết tinh khó tan, khiến dạ dày, đường ruột không khỏe.
Huyết heo và cam thảo cũng nên tránh dùng chung với rong biển vì sự bất lợi cho tiêu hóa, dẫn đến táo bón. Ngoài ra còn có một số thực phẩm không nên dùng chung với rong biển như lòng đỏ trứng, phô mai, thịt bò,….
Như vậy bài viết trên đã mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về rong biển có tác dụng gì. Hãy Like và Share để ủng hộ THPT Thanh Khê tiếp tục hoạt động và phát triển thêm nhiều bài viết có nội dung hay nữa nhé!
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Tổng hợp