Thoái vốn là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây vẫn còn là một từ ngữ khá mới, hãy theo chân THPT Thanh Khê tim hiểu xem thoái vốn là gì và những thông tin cần biết về thoái vốn qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem bài: Thoái Vốn Là Gì? Doanh Nghiệp Cần Làm Gì Khi Bị Thoái Vốn?
Thoái vốn là gì?
Thoái vốn Tiếng Anh là gì?
Thoái vốn trong tiếng anh là Divestment. Hiểu một cách đơn giản thì thoái vốn là hình thức giảm một số loại tài sản hiện đang có ở một tổ chức, công ty nhằm phục vụ cho các mục đích khác trong chính doanh nghiệp đó. Hoạt động phổ biến của thoái vốn chẳng hạn như bán các tài sản công ty con, rút các khoản đầu tư từ các chi nhánh nhằm tối ưu hóa giá trị của công ty mẹ.
Thoái vốn nhà nước là gì?
Thoái vốn Nhà nước là việc làm của Chính phủ hoặc tổ chức Nhà nước nhằm bán hoặc thanh lý hoặc rút vốn đầu tư khỏi các công ty con nhằm giảm chi phí vốn,…
Thoái vốn Nhà nước nhằm tạo điều kiện phân bổ lại nguồn lực cho các khu vực sản xuất hiệu quả hơn trong một tổ chức, hoặc dự án do Chính phủ tài trợ.Hoạt động thoái vốn nhà nước cũng được xem là nút gỡ cho thị trường chứng khoán, tạo động lực tăng trưởng cho thị trường này, đồng thời cũng tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Thoái vốn cổ phiếu là gì?
Thoái vốn cổ phiếu được hiểu là hoạt động các công ty mẹ chia cổ phiếu từ các công ty con cho cổ đông. Chính vì thế mà những cổ phiếu có thể được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán.
Thoái vốn cổ phần là gì?
Thoái vốn cổ phần được hiểu là hoạt động của một cá nhân hoặc tổ chức quyết định đầu tư vào một công ty cổ phần nào đó, sau đó bán lại khoản đầu tư của mình cho cá nhân, tổ chức hoặc công ty khác.
Các hình thức thoái vốn
Hiện nay, có 3 hình thức thoái vốn được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất.
Đầu tiên là Spin-off, đây là hoạt động công ty mẹ chuyển tất cả các tài sản của công ty con sang một công ty mới thành lập bởi chính doanh nghiệp của mình. Chính vì thế công ty con lúc này sẽ trở thành một công ty độc lập với mong muốn đạt được kỳ vọng về doanh thu cũng như hiệu quả hoạt động cao hơn, toàn bộ quá trình này diễn ra với các giao dịch không tiền mặt và miễn thuế.
Cổ phiếu của công ty con lúc này được giao dịch độc lập trên sàn chứng khoán. Hình thức thoái vốn Spin-off thường xảy ra ở các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh độc lập và riêng biệt.
Hình thức thoái vốn thứ 2 là bán cổ phần khơi mào, đây là hoạt động giao dịch cổ phiếu bằng tiền mặt và được được miễn thuế. Ban đầu, công ty mẹ sẽ cho bán đi một lượng cổ phần sở hữu trong công ty con, lượng cổ phần bán đi bắt buộc phải dưới 20% trên tổng số cổ phần mà công ty mẹ nắm giữ.
Hình thức này mang lại được nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp huy động được số vốn cần thiết nhưng vẫn có thể giữ lại quyền kiểm soát cổ phần. Số cổ phần còn lại thường được bán đi hoặc xử lý trong các trường hợp thích hợp ngay sau đó, cách một khoảng thời gian không lâu.
Hình thức thoái vốn thứ 3 chính là bán trực tiếp tài sản, đây là một hình thức thoái vốn được sử dụng nhiều nhất tại công ty. Hoạt động thoái vốn này được hiểu một cách đơn giản là các công ty mẹ bán các tài sản hiện đang có như bất động sản, trang thiết bị, vật tư cho một bên khác. Hoạt động này được giao dịch bằng tiền mặt và công ty mẹ có khả năng sẽ chịu thuế nếu quá trình mua bán có sinh lãi.
Đặc điểm của thoái vốn là gì?
Hoạt động thoái vốn ở nhiều công ty đa số để nhằm tập trung vào công tác quản lý trong kinh doanh của công ty, tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tổng số tiền thu lại được từ hoạt động thoái vốn được dùng để chi trả nợ nần, chi tiêu vốn, bổ sung vào nguồn vốn lưu động, hoặc có thể dùng nó để trả cổ tức cho các cổ đông.
Hoạt động thoái vốn có thể là chủ ý của doanh nghiệp hoặc cũng có thể xuất phát từ các vấn đề pháp lý liên quan. Doanh nghiệp vẫn sẽ nhận được lợi ích từ hoạt động thoái vốn dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, vì hoạt động này mang lại nguồn thu giúp công ty giải quyết những vấn đề đang tồn tại trong chính tổ chức của mình.
Tuy nhiên nếu hoạt động thoái vốn xuất phát từ mục đích chính trị, xã hội thì lại không tạo ra bất kỳ lợi nhuận nào cho công ty.
Những nguyên nhân khiến doanh nghiệp thoái vốn
Dưới đây là một số lý do phổ biến của hoạt động thoái vốn:
- Doanh nghiệp muốn tập trung nguồn lực vào việc quản lý kinh doanh, tập trung vốn vào hoạt động cốt lõi của công ty, vào một mảng kinh doanh nhất định.
- Bảo vệ quyền lợi cá nhân khi quyết định mua và bán đi phần đầu tư của mình (hoạt động thoái vốn) nếu nhận thấy hoạt động kinh doanh của công ty mình đầu tư không hiệu quả.
- Thoái hóa vốn giúp giảm áp lực về xã hội, chính trị, các vấn đề liên quan đến cổ đông và giúp giải quyết các khó khăn hiện có của công ty.
Doanh nghiệp cần làm gì khi có thành viên thoái vốn
Khi quyết định thoái vốn, doanh nghiệp cần làm những điều sau:
- Công bố thông tin một cách kịp thời: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 109 Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp cần phải kê khai minh bạch hoạt động thoái hóa vốn của công ty lên các trang thông tin điện tử và tại trụ sở chính của công ty.
- Chủ động tìm hiểu: Quyết định thoái vốn của các chủ đầu tư đều xuất phát từ những nguyên nhân nhất định, chủ doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ để xử lý thông tin kịp thời và khắc phục tình trạng nếu có thể.
- Tìm đối tác mới: Nếu cổ đông có kế hoạch thoái vốn cho cá nhân, tổ chức khác thì doanh nghiệp có thể chủ động tìm đối tác mới cho họ.
- Lập kế hoạch phân phối lại vốn: phân bổ vốn hợp lý, vạch ra chiến lược đầu tư mới có thể mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Tập trung quản lý kinh doanh: Tập trung để tối ưu hoạt động kinh doanh ở thời điểm này là vô cùng quan trọng, khôi phục sức mạnh và khẳng định vị thế sẽ giúp công ty thu hút được các nhà đầu tư mới đầy tiềm năng.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được thoái vốn là gì cũng như những thông tin cần thiết về thuật ngữ kinh doanh này. Nếu thấy hữu ích hãy Like và Share bài viết để ủng hộ THPT Thanh Khê nhé!
Trích nguồn: THPT Thanh Khê
Danh mục: Tổng hợp